Với việc tiết kiệm một số tiền nhỏ hàng tháng trong khoản chi tiêu của bạn để có được một khoản ổn định để chữa bệnh.
Tránh nằm một phòng riêng ở bệnh viện
Hiện nay, việc nằm riêng từng phòng với những dịch vụ chăm sóc đặc biệt đã ra đời. Các dịch vụ này đắt tiền hơn các dịch vụ thông thường trước đây. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ xem sức khỏe của mình có thật sự cần đến những dịch vụ đắt tiền như thế hay không.
Các xét nghiệm có thực sự cần thiết không?
Xét nghiệm là một trong những quy trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân thường cho bệnh nhân làm quá nhiều xét nghiệm. Bạn nên thẳng thắn hỏi lại các bác sĩ liệu rằng nhiều xét nghiệm như vậy có thực sự cần thiết hay không?
Hạn chế sử dụng thuốc nhãn hiệu độc quyền
Thông thường các loại thuốc có nhãn hiệu độc quyền sẽ đắt hơn các loại thuốc khác sản xuất trong nước. Tuy nhiên, với những tình trạng bệnh cảm thông thường, kháng viêm... việc sử dụng các loại thuốc nội sẽ rẻ hơn các loại thuốc ngoại, nhưng vẫn bảo đảm về chất lượng chữa trị.
Mua bảo hiểm sức khỏe
Hiện nay, rất nhiều công ty đề nghị nhân viên lựa chọn hai loại tài khoản bảo hiểm sau:
Tài khoản tiết kiệm y tế linh hoạt (FSA)
Tài khoản FSA cho phép bạn tự tiết kiệm một số tiền để chi trả cho phí chăm sóc sức khỏe hàng năm. Số tiền bạn đưa vào tài khoản này là tiền từ mức lương trước thuế, giúp bạn giảm thu nhập chịu thuế.
Tài khoản tiết kiệm y tế (HSA)
Tài khoản tiết kiệm y tế (HSA) là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang có kế hoạch chăm sóc sức khỏe với khoản khấu trừ cao. Nó cũng tương tự như tài khoản FSA, cho phép bạn tiết kiệm một khoản tiền trong tiền lương để chi trả cho việc khám sức khỏe.
Ý nghĩa của những tài khoản này là để mỗi cá nhân có thể tính toán cẩn thận về chi phí cần thiết cho việc chăm sóc y tế của bản thân hàng năm.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều mẹo để quản lý chi tiêu cho việc khám sức khỏe tốt hơn.