Nên cài đặt ứng dụng nào? Có cần mất phí để cài đặt ứng dụng này hay không? Dưới đây, Manulife sẽ gợi ý cho bạn top 5 app quản lý tài chính cá nhân miễn phí trên điện thoại!
Tại sao cần dùng app quản lý tài chính cá nhân?
Có rất nhiều cách để quản lý chi tiêu như: sử dụng sổ ghi chép, ghi lại trên điện thoại, dùng bảng excel,... Mỗi cách thức đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng không thể phủ nhận rằng, các app quản lý tài chính mang đến những tiện ích vô cùng tuyệt vời, giúp người dùng có thể thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn:
Tính tiện lợi: Các ứng dụng này được cài đặt ngay trên điện thoại, do vậy bạn sẽ ghi lại các khoản chi vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu chỉ với một vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, các app quản lý tài chính cá nhân là hoàn toàn miễn phí.
Dễ dàng quản lý chi tiêu: Một trong những ưu điểm nổi bật của app quản lý tài chính đó là lưu trữ hiệu quả các khoản thu chi trong ngày, trong tháng. Do đó, bạn có thể xem được chính xác mình đã dành bao nhiêu tiền cho khoản chi nào.
Biểu đồ so sánh trực quan: Hầu hết các ứng dụng này đều được tích hợp tính năng lập biểu đồ so sánh, đánh giá mức chênh lệch các khoản chi. Từ đó giúp bạn dễ dàng điều chỉnh, cân bằng dòng tiền sao cho hợp lý.
Top 5 app quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại
App quản lý tài chính cá nhân MISA Money Keeper (MISA)
Ứng dụng MISA Money Keeper (MISA) cho phép người dùng ghi chép các khoản thu/chi; vay/nợ để nhắc nhở thanh toán khi đến hạn. Thêm vào đó, bạn có thể đánh giá trực quan các khoản thu chi nhờ vào các biểu đồ khoa học mà app này mang đến.
Quản lý tài chính cá nhân với app Money Lover
Được đánh giá là một trong những ứng dụng thu chi hàng đầu hiện nay, Money Lover sở hữu giao diện thân thiện, giúp người dùng thực hiện các mục chi tiêu một cách chi tiết theo ngày, theo tuần.
Đặc biệt, ứng dụng này có tính bảo mật cao và khả năng liên kết với hơn 25 ngân hàng trong nước, giúp người dùng theo dõi biến động số dư và các giao dịch trên tài khoản của mình một cách dễ dàng.
Thêm vào đó, Money Lover cũng được tích hợp tính năng quét hóa đơn chi tiêu và tự động cập nhật và phân loại vào ví. Ngoài ra, bạn vẫn sẽ sử dụng ứng dụng này cùng lúc trên nhiều thiết bị khác nhau như Mobile, Desktop, Web Browsers.
App quản lý tài chính cá nhân PocketGuard
PocketGuard được xem là ứng dụng quản lý tài chi tiêu quốc tế tuyệt vời để giám sát dòng tiền cũng như tối ưu tài chính cá nhân. PocketGuard được tích hợp các tính năng như: tự động lưu trữ các loại hóa đơn, so sánh chi tiêu hàng tháng, nhắc nhở các ngày thanh toán,...
Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng đánh giá các khoản thu chi nhờ vào các biểu đồ trực quan mà ứng dụng này mang lại. Hiện tại, PocketGuard cho phép người dùng cài đặt trên cả hai nền tảng IOS và Android.
Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Spendee
Spendee được đánh giá là ứng dụng thân thiện, sở hữu giao diện đẹp, dễ sử dụng với nhiều tiện ích nổi bật. Người dùng dễ dàng phân chia các khoản chi cho cá nhân, gia đình, chi tiêu lễ hội,... trên app để có cái nhìn tổng quan hơn về các khoản thu chi.
Theo dõi tài chính cá nhân với Home Budget with Sync
Home Budget with Sync cho phép bạn quản lý thu chi, hóa đơn cũng như nhắc nhở các khoản thanh toán khi đến hạn. Thêm vào đó, thông tin chi tiêu cũng được biểu diễn bằng biểu đồ trực quan giúp người dùng đánh giá và theo dõi.
Một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Để có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, bạn hãy áp dụng ba phương pháp mà Manulife gợi ý ngay dưới đây nhé!
Phương pháp 50 – 20 – 30:
Với phương pháp này, bạn nên phân bổ tổng thu nhập dựa trên công thức 50 - 20 - 30 theo tỉ lệ như sau:
- 50%: Nhu cầu thiết yếu
- 30%: Sở thích cá nhân
- 20%: Tiết kiệm và đầu tư
Phương pháp 50 – 20 – 30 là phương pháp phù hợp với những bạn có những nguồn thu nhập ổn định, ít phát sinh khoản chi. Nếu áp dụng phương pháp này hiệu quả, bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu về tài chính.
Quy tắc 6 chiếc lọ
Đây là một quy tắc quản lý dòng tiền vô cùng thông minh và hiệu quả của T.Harv Eker - bậc thầy về tài chính. Khi áp dụng quy tắc này, bạn chỉ cần chia thu nhập của bạn thành 6 phần, bao gồm:
- 55%: Nhu cầu thiết yếu
- 10%: Tiết kiệm dài hạn
- 10%: Giáo dục đào tạo
- 10%: Hưởng thụ
- 5%: Cho đi
- 10%: Quỹ tự do tài chính
Phương pháp Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính nổi tiếng của người Nhật. Để áp dụng phương pháp hiệu quả bạn cần đặt cho bản thân mình 4 câu hỏi:
- Bạn có bao nhiêu tiền?
- Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
- Bạn đã tiêu bao nhiêu?
- Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?
Với những chia sẻ trên về quản lý chi tiêu cá nhân hy vọng bạn đọc đã có được cho mình nhiều thông tin bổ ích. Hãy thử tải app quản lý tài chính cá nhân để làm chủ tài chính của mình hiệu quả nhất nhé!