• 50 Đường số 11, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết mới

Bảo hiểm là gì? Các thuật ngữ cơ bản nhất trong bảo hiểm bạn nên biết
21/01/2022
Bảo hiểm là gì? Các thuật ngữ cơ bản nhất trong bảo hiểm bạn nên biết

Bảo hiểm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống con người nhưng hiểu rõ bảo hiểm là gì và những khái niệm xung quanh bảo hiểm thì không phải a...

Khải Lữ
Những hiểu nhầm thường gặp về bảo hiểm sức khỏe
21/01/2022
Những hiểu nhầm thường gặp về bảo hiểm sức khỏe

Nhiều người có ấn tượng không tốt về bảo hiểm sức khỏe, do thiếu thông tin hoặc hiểu sai về quy định, quyền lợi.

Khải Lữ
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi cho con đi du học
20/01/2022
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi cho con đi du học

Làm thế nào để chuẩn bị tốt cho con đi du học? Nhiều bậc cha mẹ chỉ tập trung chuẩn bị tài chính để chu toàn cuộc sống của con tại ngoại mà vô t&igra...

Khải Lữ
6 mẹo đối phó với trẻ bướng bỉnh
20/01/2022
6 mẹo đối phó với trẻ bướng bỉnh

Người lớn chúng ta luôn cho rằng "trẻ con còn nhỏ nên không biết gì và thường bỏ qua những thái độ không hay của trẻ". Vô...

Khải Lữ
Cho trẻ học ngoại ngữ sớm và các lợi ích không ngờ
20/01/2022
Cho trẻ học ngoại ngữ sớm và các lợi ích không ngờ

Cho con bắt đầu làm quen với ngoại ngữ từ lứa tuổi mẫu giáo sẽ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ và đảm bảo cho tương lai của con . Đồng thời đem lại nh...

Khải Lữ

Trục lợi từ bảo hiểm là một trong những vấn đề đang được quan tâm, vậy chính xác hành vi trục lợi bảo hiểm là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi trục lợi bảo hiểm? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Trục lợi bảo hiểm là gì?

Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lí họ không được hưởng.

Trục lợi bảo hiểm có những hình thức nào?

Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm. Hành vi này liên quan chủ yếu đến khách hàng bảo hiểm nhưng đôi khi cũng liên quan đến các nhân viên bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm là gì?

Các hình thức trục lợi phổ biến liên quan đến khách hàng bảo hiểm:

  • Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền…);
  • Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt…);
  • Tạo hiện trường giả (trong bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng vật nuôi…);
  • Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
  • Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển);
  • Khai báo rủi ro không trung thực (trong bảo hiểm cá nhân phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ);
  • Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí;
  • Cố ý gây tai nạn (trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
  • Gian lận đối với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…)

Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm là gì?

Do những kẽ hở của pháp luật và do thực hiện pháp luật không nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận

  • Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm.
  • Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm, vô tình ghi sai ngày, không đánh giá chính xác mức độ rủi ro, hoặc họ cố tình thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm.
  • Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người có liên quan như y bác sĩ, những người làm chứng…

Trục lợi bảo hiểm gây nên những hậu quả gì?

  • Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bị hạn chế, thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp
  • Đối với khách hàng: Người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi, vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp dành để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra
  • Đối với xã hội: Làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội.

Hy vọng, những thông tin về trục lợi bảo hiểm là gì ở trên đã giúp bạn hiểu rõ được về những hành vi gian lận trong bảo hiểm. Mong rằng, bạn sẽ có được những hợp đồng bảo hiểm chất lượng. Qua đó, tránh được những hành vi trục lợi bảo hiểm.

CỔ PHẦN HƯNG PHÚC LỘC

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận thêm tư vấn.